Ví dụ Toa_cấp_năng_lượng

Hoa Kỳ

Gần như toàn bộ các tàu cao tốc đều sử dụng toa cấp năng lượng, thường được đặt ở đầu tiên và tận cùng của đoàn tàu. Ví dụ như tàu Acela của tập đoàn Amtrak, sản xuất bởi Bombardier ở Canada sử dụng công nghệ từ tập đoàn Alstom của Pháp. Có 20 đoàn tàu Acela đang vận hành giữa Washington, D.C.Boston, Massachusetts. Mỗi đoàn tàu có 6 toa khách thường và 2 toa cấp năng lượng.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Tàu thế hệ cũ InterCity 125, được chế tạo và sử dụng bởi công ty British Rail và sau này là công ty Great Western Railway.

New Zealand

Các tàu động lực phân tán (diesel hay điện) thường hợp từ hỗn hợp giữa toa cấp năng lượng và toa rơ moóc thông thường, thường với một toa trong mỗi cặp có thể được ghép nối với các cặp khác để tạo thành một đoàn tàu dài hơn; xem thêm Tàu điện động lực phân tán lớp FP của New Zealand.

Úc

Một tàu C set của hệ thống Sydney TrainsGa Campsie. Nó bao gồm 2 toa cấp năng lượng ở đầu và cuối đoàn tàu, xen giữa là 2 toa rơ moóc.

Tàu XPT của hệ thống NSW TrainLink, vốn được dựa trên InterCity 125, có 2 toa cấp năng lượng ở 2 đầu, một đẩy và một kéo.[4] Tàu Diesel Tilt Train của Queensland Rail cũng có 2 toa cấp năng lượng.[5] Các điện động lực phân tán, như tàu C set của Sydney Trains, có 2 toa cấp năng lượng ở 2 đâu, các toa rơ moóc ở giữa.[6]